Bộ giảm tốc là gì? Tìm hiểu về động cơ giảm tốc

Thứ hai - 05/04/2021 10:10

Bộ giảm tốc là gì? Tìm hiểu về động cơ giảm tốc

Bất kỳ chuyển động nào trong cơ khí cũng cần có động cơ chuyển hóa từ dạng năng lượng khác thành động năng.
Loại động cơ sử dụng nhiều nhất hiện nay là động cơ điện, chuyển hóa điện năng thành động năng. Tuy nhiên, động cơ điện hoạt động với tốc độ rất nhanh và đều đặn. Trong khi đó, có nhiều hoạt động sản xuất yêu cầu tốc độ thấp hoặc lúc nhanh lúc chậm khác nhau. Vì thế, bộ giảm tốc đã được phát minh để đáp ứng yêu cầu này.

Khái niệm về bộ giảm tốc cho động cơ

Quá trình sử dụng máy chúng ta thường thấy một bộ phận được lắp đặt riêng rẽ hoặc tích hợp cùng với động cơ điện, đó là hộp giảm tốc.
Đây là một bộ phận có vai trò tương đối quan trọng đối với động cơ, có tác dụng tăng sức tải và tuổi thọ động cơ, đồng thời điều chỉnh tốc độ động cơ theo yêu cầu sử dụng.

Tăng sức tải là tăng mô men xoắn để tăng độ khỏe của trục ra bộ giảm tốc.

Hộp số hành tinh (hoặc vòng tuần hoàn) sử dụng bánh răng chu kỳ để giảm tốc độ. Nó được cấu tạo bởi một hoặc nhiều bánh răng quay quanh một trục quay. Bánh răng quay trên trục riêng đồng thời quay quanh trục trung tâm.

Có thể bạn chưa biết: “Hộp giảm tốc chỉ điều chỉnh giảm tốc độ của động cơ xuống một tốc độ nhất định. Khác với biến tần, có thể điều chỉnh cho trục ra nhiều tốc độ sử dụng khác nhau.”

Bộ giảm tốc là gì?

Bộ giảm tốc là một thiết bị truyền động cơ khí kết nối động cơ với tải truyền động. Bộ giảm tốc cho phép bạn sửa đổi mô-men xoắn và tốc độ giữa động cơ và tải bằng cụm bánh răng giảm tốc. Cụm bánh răng này được tạo thành từ các chuỗi bánh răng. Các chuỗi bánh răng hoạt động 1 cách ăn khớp với nhau để giảm tốc độ của động cơ.

Bộ giảm tốc còn được gọi bằng nhiều tên gọi khác như:

• Hộp số giảm tốc
• Hộp giảm tốc bánh răng hành tinh
• Motor giảm tốc
• Động cơ giảm tốc,…

Tỷ số truyền là gì?

Tỷ số giữa số răng của trục vào và trục ra gọi là tỷ số truyền giảm tốc. Đây là đại lượng thể hiện sự biến thiên tốc độ của động cơ ban đầu với tốc độ sử dụng thực tế thông qua bộ giảm tốc.

Chẳng hạn, tỉ số truyền là 1/10, tức là động cơ ban đầu có tốc độ là 10 vòng/s thì sau khi biến thiên (giảm) qua hộp giảm tốc, tốc độ đầu ra của trục quay là 1 vòng/s. Tốc độ động cơ đã được giảm đi 10 lần.

Vai trò của hộp giảm tốc

Có không ít người thắc mắc tại sao không chế tạo động cơ có tốc độ chậm mà phải sử dụng bộ giảm tốc cho cồng kềnh?

Động cơ thông thường kết cấu đơn giản, nhỏ gọn, dễ chế tạo và dễ sử dụng. Được sản xuất đại trà theo chuẩn quốc tế nên giá thành thấp. 
Để chế tạo động cơ có tốc chậm theo yêu cầu, công suất nhỏ mà vẫn đảm bảo sức tải cần chi phí rất cao vì cần nghiên cứu, chế tạo và thử nghiệm từ đầu.

Bởi vì rất khó tạo ra động cơ có tốc độ quay như mong muốn. Thông thường động cơ có tốc độ quay rất cao, trong khi đưa vào hệ thống truyền tải, hay khi phối hợp với người sử dụng hoặc bộ phận, máy móc khác yêu cầu tốc độ quay thấp hơn nhiều lần, thì việc giảm tốc cho động cơ là yêu cầu cần thiết.

Cho nên, để tối ưu hóa về chi phí, đồng thời đảm bảo sự nhỏ gọn, đơn giản, dễ sử dụng và bảo dưỡng của hệ thống động cơ giảm tốc, người ta vẫn cần sử dụng hộp giảm tốc.

Cấu tạo của động cơ giảm tốc

Motor giảm tốc bao gồm phần động cơ điện và bộ giảm tốc.

• Động cơ điện thường là động cơ 3 pha với lõi stato và roto. 
• Bộ giảm tốc có cấu tạo đơn giản với các bánh răng chuyển động khớp với nhau theo tỷ số truyền nhất định. Tùy thuộc vào ứng dụng thực tế, bộ giảm tốc sẽ được thiết kế phù hợp với độ chính xác cao. Đầu kết nối với động cơ sử dụng dây đai, dây xích hoặc đầu nối cứng.

Chú ý: Hộp số giảm tốc được lắp đặt giữa động cơ 3 pha và tải để làm việc. Khi lắp đặt cần đảm bảo độ khớp chính xác và chắc chắn. 

Cấu tạo của bánh răng hành tinh trong bộ giảm tốc

Phân loại bộ giảm tốc

1. Theo loại truyền động, các loại hộp giảm tốc có hộp giảm tốc bánh răng, hộp số trục vít và hộp số hành tinh. từ các loại truyền động bánh răng, các loại động cơ bánh răng.
2. Theo các cấp giảm tốc khác nhau, có bộ truyền động bánh răng 1 cấp và bộ giảm tốc nhiều cấp.
3. Theo hình dạng của bánh răng, có hộp giảm tốc bánh răng trụ, hộp giảm tốc côn và hộp giảm tốc côn-xoắn.
4. Theo sự lắp ráp của bộ truyền động, có động cơ bánh răng trục song song, động cơ bánh răng trục góc vuông hộp giảm tốc giảm tốc độ hộp số giảm tốc độ và dây dẫn động cơ trục thẳng hàng.
 
Ứng dụng bộ giảm tốc 

Hộp giảm tốc có ứng dụng rất đa dạng trong tất cả các loại truyền động nói chung như:

• Băng chuyền sản xuất thực phẩm, thức ăn gia súc, sản xuất bao bì,…
• Nhà máy sản xuất cán thép, xi mạ, trong các hệ thông cấp liệu lò hơi,…

Một ứng dụng dễ thấy và thông dụng trong đời sống hằng ngày của hộp giảm tốc là ở xe máy, ô tô và đồng hồ.

• Khi muốn xe dừng, giảm tốc độ hoặc đi chậm, tốc độ của động cơ nếu tác động trực tiếp vào bánh xe sẽ làm cho bánh xe tiếp tục quay, thậm chí làm xe tăng tốc, gây nguy hiểm. Bằng cách sử dụng hộp giảm tốc, có thể khắc phục quán tính của xe để giảm động lượng của xe, khiến xe chậm dần hoặc dừng hẳn.
• Trong một chiếc đồng hồ, các bánh răng có kích thước khác nhau tiếp xúc trực tiếp với nhau theo những tỷ lệ cố định để thay đổi tốc độ chuyển động giữa trục quay trung tâm và các kim đồng hồ khác nhau.
• Đối với xe đạp, một đòn bẩy đẩy một dây xích giữa các đĩa xích có kích thước khác nhau.

Ngoài ra, bộ giảm tốc được sử dụng rất nhiều trong các ứng dụng công nghiệp tự động hóa, điển hình như:

• Xe tự hành AGV. Xe tự hành AGV sử dụng bộ giảm tốc, motor giảm tốc tại các bánh xe hoặc ứng dụng nâng hạ.
• Máy gia công cơ khí CNC, máy tự động…
• Cánh tay robot công nghiệp: tại các vị trí khớp nối chuyển động của robot đều gắn bộ động cơ giảm tốc để điều chỉnh tốc độ hoạt động của robot phù hợp với ứng dụng.

Các tiêu chí lựa chọn để lựa chọn một hộp giảm tốc là gì?

Nhu cầu mua bộ giảm tốc rất lớn, đồng thời, cũng có vô số các loại motor giảm tốc từ các thương hiệu khác nhau trên thị trường. Để xác định loại motor giảm tốc cần mua, phải xác định các yếu tố sau:

– Tính toán momen xoắn và tốc độ quay. Trên mỗi động cơ giảm tốc thường nhà sản xuất sẽ hiển thị mô men xoắn cực đại và tối thiểu (N/m). Mật độ mômen xoắn thay đổi tùy theo hộp giảm tốc. Ví dụ, hộp số hành tinh có mật độ mô-men xoắn cao.
– Mục đích khác của hộp giảm tốc là giảm tốc độ động cơ và chúng tôi khuyên bạn nên tính đến tỷ lệ giảm lý tưởng để sử dụng. Dựa trên tốc độ quay của động cơ của bạn, tỷ lệ giảm được sử dụng để xác định tốc độ quay đầu ra. Thông tin này cũng được các nhà sản xuất chỉ ra trên các trang sản phẩm của họ. Nó được tính bằng số vòng quay mỗi phút.
– Cuối cùng, bạn nên tự hỏi mình loại lắp ráp hộp giảm tốc nào là thích hợp nhất cho ứng dụng của bạn. Các trục đầu vào và đầu ra của hộp giảm tốc của bạn có thể là trục đồng trục, trục song song hoặc trực giao. Điều này phụ thuộc vào mục đích sử dụng của bạn.

Tổng số điểm của bài viết là: 10120 trong 4974 đánh giá

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn