Cấu tạo và công dụng của motor - động cơ điện không đồng bộ 3 pha
Cấu tạo:
Stato: Trong động cơ điện, stato là thành phần không quay, bao gồm:
- Được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện dày 0.3 đến 0.5mm.
- Trên các lá thép được dập rãnh theo hình vành khăn để quấn dây stato.
- Dây quấn: được làm bằng dây đồng hoặc dây nhôm. Các đầu dây sau khi quấn được đưa ra hộp đầu nối.
Rotor: Trong động cơ điện, rotor đóng vai trò là phần động, bao gồm: phần dây, lõi thép và trục máy.
- Lõi thép: được ghép từ các lá thép kỹ thuật điện dày từ 0.3 đến 0.5mm. Các lá thép này cũng được dập thành hình dĩa và ép chặt lại để đặt các thanh dần hoặc dây quấn Rotor.
- Dây quấn có 2 loại:
+ Dây quấn ngắn mạch (lồng sóc) nên gọi là động cơ không đồng bộ rotor lồng sóc.
Rotor lồng sóc sử dụng thanh dẫn bằng đồng hoặc nhôm. Có đặc điểm là kết cấu đơn giản, không thay đổi được R2.
+ Dây quấn pha: Có cấu tạo giống dây quấn stato (mối nối hình Y).
Các đầu dây quấn Rotor được đưa ra ngoài nhờ vành trượt và chổi than.
Vành trượt bằng đồng được gắn trên trục Rotor.
Chổi than graphit, được gắn trên Stato nối với mạch ngoài.
Đặc điểm: Cấu tạo khá phức tạp, giá thành lại cao.
Ngoài ra còn có vỏ máy để bao bọc bảo vệ lõi thép, được làm bằng nhôm hoặc gang. Vỏ máy thường có chân đế để gắn chặt vào bệ máy. Hai nắp ở hai đầu, được làm bằng chất liệu cùng với chất liệu của vỏ máy, bên trong có ổ đỡ (còn gọi là bạc) có tác dụng đỡ trục quay của rotor.
Hệ số cos: Hệ số cos càng gần về 1 thì động cơ càng hoạt động hiệu quả, điện năng càng ít bị chuyển thành nhiệt năng.
Một số ứng dụng chế tạo máy bằng motor 3 pha có thể dùng dư tải:
- Motor dùng chế tạo máy nghiền đá: đầu trục motor được nối với các viên bi thép loại lớn (quả văng). Các quả văng này văng đập cho các viên đá vỡ ra. Không thể tránh khỏi phải làm việc với những cục đá lớn, chắc, vì vậy phải dùng motor mạnh để tránh quá tải.
- Motor dùng làm máy cắt sắt cứng, máy cưa gỗ dày.
- Motor dùng trong máy bơm nước cho các tòa nhà cao tầng.
- Motor trong các máy tời, kéo vật nặng theo phương thẳng đứng.
Những tin mới hơn
- Khác biệt giữa roto dây quấn và roto lồng sóc ? (09/09/2019)
- Lựa chọn và Sử dụng motor điện 3 pha cần biết những gì? (03/03/2020)
- CHỌN TỶ SỐ TRUYỀN HỘP GIẢM TỐC CHO ĐỘNG CƠ BĂNG TẢI THẾ NÀO? (04/04/2020)
- Động Cơ Điện Đồng Bộ Và Không Đồng Bộ Có Gì Khác Nhau (16/07/2020)
- Cách đổi Kw qua HP và ngược lại trong động cơ điện (04/10/2019)
- Sử dụng biến tần trong điều khiển động cơ có lợi ích gì? (01/08/2019)
- Hộp giảm tốc là gì? Cách phân loại hộp giảm tốc (10/10/2019)
- Phương pháp lựa chọn động cơ giảm tốc (01/10/2019)
- HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG MOTOR GIẢM TỐC VÀ HỘP GIẢM TỐC (13/11/2019)
- Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha (12/11/2019)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Cách lựa chọn hộp số giảm tốc phù hợp với mục đích sử dụng (19/09/2012)
- Tìm hiểu ưu nhược điểm của hộp số giảm tốc trục vuông góc (13/09/2012)
- Quy trình bảo dưỡng motor giảm tốc tải nặng (12/12/2012)
- Ứng dụng của động cơ giảm tốc loại nhỏ mini (14/10/2010)
- Tìm hiểu về hộp số giảm tốc NMRV (13/10/2010)
Join