MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://industrialgearmotor.com


Các loại động cơ điện xoay chiều

Động cơ điện xoay chiều (AC) sử dụng dòng điện đổi chiều theo chu kỳ . Một động cơ xoay chiều có hai phần điện cơ bản: một “stato” và một “roto”.
Các loại động cơ điện xoay chiều
Stato là bộ phận đứng yên và roto là bộ phận quay, làm quay trục của động cơ điện.
 
Các loại động cơ điện xoay chiều

 
Ưu điểm chính của động cơ một chiều so với động cơ xoay chiều là dễ điều khiển tốc độ hơn động cơ xoay chiều. Bù lại, động cơ xoay chiều có thể được lắp thêm bộ điều khiển biến đổi tần số, tuy nhiên dù thiết bị này giúp cải thiện việc điều khiển tốc độ nhưng chất lượng điện lại giảm.
 
Động cơ cảm ứng (còn gọi là động cơ không đồng bộ hoặ c dị bộ) là động cơ phổ biến nhất trong công nghiệp vì sự chắc chắn và ít yêu cầu về bảo trì hơn.
 
Động cơ cảm ứng xoay chiều rẻ tiền (chỉ bằng một nửa hoặc non nửa giá của động cơ một chiều cùng công suất) và có hệ số tỷ lệ công suất: trọng lượng cao (gấp đôi tỷ lệ công suất: trọng lượng của động cơ một chiều).
 
1. Động cơ điện đồng bộ
 
Động cơ điện đồng bộ là động cơ xoay chiều, hoạt động ở tốc độ không đổi xác định bởi tần số của hệ thống. Động cơ loại này cần có dòng điện một chiều để kích thích và có mô men khởi động thấp, vì vậy động cơ đồng bộ thích hợp với các thiết bị ứng dụng khởi động ở mức tải thấp như máy nén khí, tần số thay đổi hay máy phát điện.
 
Động cơ đồng bộ có thể cải thiện hệ số công suất hệ thống, đây là lý do tại sao chúng thường hay được sử dụng với những hệ thống dùng nhiều điện.
 
Các thành phần chính của động cơ đồng bộ bao gồm:
 
ƒ Roto. Sự khác nhau chủ yếu giữa động cơ đồng bộ và không đồng bộ là roto của động cơ đồng bộ quay với tốc độ bằng tốc độ của từ trường quay. Được như vậy là vì từ trường của roto không còn tính cảm. Roto có thể được lắp các nam châm vĩnh cửu hoặc các dòng kích từ một chiều bị giới hạn ở một vị trí nhất định khi xung đối với từ trường khác.
 
ƒ Stato. Stato tạo ra từ trường quay tỷ lệ với tần số cung cấp.
 
Động cơ quay ở tốc độ đồng bộ, cho trong phương trình sau:
 
Ns = 120 f / P
 
Trong đó:
 
f = tần số của tần số cung cấp P= số cực từ
 
2. Động cơ điện cảm ứng (không đồng bộ)
 
Động cơ không đồng bộ là động cơ rất thông dụng, được sử dụng cho các thiết bị khác nhau
 
trong công nghiệp. Sở dĩ loại động cơ này thông dụng như vậy là vì chúng có thiết kế đơn giản, rẻ tiền và dễ bảo trì, có thể nối trực tiếp với nguồn xoay chiều.
 
a. Các bộ phận của động cơ điện
 
Một động cơ không đồng bộ có hai bộ phận điện cơ bản
ƒ Roto. Động cơ không đồng bộ sử dụng hai loại roto:
 
– Roto lồng sóc bao gồm những thanh dẫn dày đặt tại các rãnh song song. Đầu các thanh này được nối vào vòng đoản mạch.
 
– Một roto quấn dây có ba pha, hai lớp, cuộn dây quấn. Roto được quấn nhiều cực như là stato. Ba pha được nối dây bên trong và các đầu dây này được nối vào vành trượt treo trên một trục có các chổi than.
 
ƒ Stato. Stato được ghép từ các vòng dập định hình với các rãnh để chứa các cuộn dây ba pha. Chúng được quấn cho một số cực nhất định. Bố trí trong không gian của những cuộn dây này lệch nhau 120o.
 
Động cơ cảm ứng
 
b. Phân loại động cơ điện không đồng bộ
 
Có thể phân động cơ điện không đồng bộ thành hai nhóm chính (Parekh, 2003):
 
ƒ Động cơ điện không đồng bộ một pha. Chỉ có một cuộn dây stato, hoạt động bằng nguồn điện một pha, có một rôto lồng sóc và cần một thiết bị để khởi động động cơ.
 
Hiện nay, đây là loại động cơ phổ biến nhất sử dụng trong các thiết bị tại gia đình như quạt, máy giặt, máy sấy quần áo và có công suất trong khoảng 3 – 4 mã lực.
 
ƒ Động cơ điện không đồng bộ ba pha. Từ trường quay do nguồn cung ba pha cân bằng sinh ra. Những động cơ loại này có năng lực công suất cao hơn, có thể có rôto lồng sóc hoặc roto dây quấn (khoảng 90% là có roto lồng sóc), và tự khởi động.
 
Ước tính khoảng 70% động cơ trong công nghiệp thuộc loại này, chúng được sử dụng trong máy bơm, máy nén, băng tải, lưới điện công suất cao và máy mài. Chúng thích hợp trong dải từ 1/3 tới hàng trăm mã lực.
 
c. Tốc độ của động cơ không đồng bộ
 
Động cơ không đồng bộ hoạt động như sau. Điện được cấp vào stato sinh ra từ trường quay. Từ trường chuyển động với tốc độ đồng bộ quanh roto, tạo ra dòng điện trong roto. Dòng điện trong roto tạo ra từ trường thứ hai, có xu hướng chống lại từ trường stato và làm roto quay.
 
Các loại động cơ điện xoay chiều

 
Tuy nhiên, trên thực tế, động cơ không bao gi ờ chạy với tốc độ đồng bộ mà thường chạy ở mức thấp hơn “tốc độ cơ bản”. Sự chênh lệch giữa hai tốc độ này là “độ trượt”, độ trượt sẽ tăng khi tải tăng.
 
Độ trượt chỉ xảy ra ở động cơ không đồng bộ. Để tránh hiện tượng này, có thể lắp vành trượt, những động cơ loại này gọi là “động cơ có vành trượt”. Phần trăm độ trượt được tính bằng phương trình sau:
 
% Độ trượt = Ns – Nb x 100Ns
 
Trong đó:
Ns = tốc độ đồng bộ (tốc độ quay của từ trường) vòng/phút
Nb = tốc độ cơ của trục máy vòng/phút
 
d. Mối liên quan giữa tải, tốc độ và mô men quay
 
Hình minh hoạ đường cong tốc độ của mô men điển hình ở động cơ không đồng bộ xoay chiều ba pha với đòng điện cố định. Khi động cơ:
 
ƒ Khởi động: có một dòng khởi động cao và mô men thấp (“mô men kéo”).
 
ƒ Đạt đến 80% tốc độ toàn phần, mô men đạt mức độ cao nhất (“mô men đẩy”) và dòng điện bắt đầu giảm.
 
ƒ Ở tốc độ toàn phần, hoặc tốc độ đồng bộ, mô men và dòng của stato giảm về 0.
 
Đường cong tốc độ-mômen quay của động cơ điện cảm ứng xoay chiều 3 pha.