MOTOR GIẢM TỐC | HỘP SỐ GIẢM TỐC | ĐỘNG CƠ ĐIỆN | ĐỘNG CƠ GIẢM TỐC | ĐẦU GIẢM TỐC | GIẢM TỐC CYCLO | MOTOR AC | ĐỘNG CƠ AC

https://industrialgearmotor.com


Lựa chọn và Sử dụng motor điện 3 pha cần biết những gì?

Hiện nay Motor điện 3 pha (động cơ điện 3 pha) là một thiết bị không thể thiếu trong các ngành sản xuất công nghiệp cũng như phục vụ nhu cầu dân dụng, bởi chúng rẻ, bền và dễ dàng bảo trì hơn các loại khác.
Lựa chọn và Sử dụng motor điện 3 pha cần biết những gì?
Tuy nhiên việc nắm và hiểu rõ các thông số cơ bản của motor điện để có sự lựa chọn mô tơ điện 3 pha phù hợp là vấn đề không phải ai cũng nắm rõ ngoài những người có chuyên môn. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những thông tin cơ bản nhất để bạn hiểu rõ về loại motor điện 3 pha này nhé!
 
1. Cấu tạo và nguyên lý hoạt độn của motor điện 3 pha
 
Động cơ điện 3 pha (motor điện 3 pha) là một loại của động cơ điện xoay chiều dựa trên sơ đồ nối điện. Nếu dựa trên sơ đồ nối điện, có thể chia động cơ điện xoay chiều ra làm 2 loại là động cơ điện 3 pha và động cơ điện 1 pha.
 
Cấu tạo của động cơ điện 3 pha bao gồm hai thành phần chính:
 
- Stator (gồm 3 cuộn dây giống hệt nhau đặt tại 3 vị trí nằm trên vòng tròn đặt lệch nhau một góc 120 độ) để tạo ra từ trường quay
 
- Rotor: là khung dây dẫn có thể quay dưới tác dụng của từ trường quay. Để tăng hiệu quả, người ta thường ghép nhiều thanh kim loại chung thành một cái lồng hình trụ, mặt bên được nhiều thanh kim loại song song, bộ phận này được gọi là rotor lồng sóc.
 
Cấu tạo động cơ điện 3 pha
 
Nguyên lý hoạt động của động cơ điện 3 pha cung tương tự như động cơ điện xoay chiều. Khi mắc động cơ vào mạng điện ba pha, từ trường quay do stator gây ra làm cho rotor quay trên trục. Chuyển động quay của rotor được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.
 
2. Các loại motor điện 3 pha
 
Phân loại dựa theo kích thước kết cấu của motor điện 3 pha:
 
Động cơ điện loại lớn: có chiều cao trung tâm lớn hơn 630mm; đường kính ngoài lõi thép stator lớn hơn 99mm.
 
Động cơ điện loại vừa: có chiều cao trung tâm 355÷630mm; đường kính ngoài lõi thép stator 560÷990mm.
 
Động cơ điện loại nhỏ (motor điện mini): có chiều cao trung tâm 90÷315mm; đường kính ngoài lõi thép 25÷560mm.
 
Phân loại dựa theo tốc độ quay của motor điện 3 pha:
 
Động cơ điện có tốc độ quay không đổi, chủ yếu là loại động cơ điện rôto lồng sóc.
 
Động cơ điện điều tốc, động cơ điện có cổ góp.
 
Động cơ điện thay đổi được tốc độ có thể đổi chiều quay
 
Phân loại dựa theo đặc tính cơ khí của motor điện 3 pha:
 
Động cơ điện KĐB rôto lồng sóc thông dụng.
Động cơ điện rôto lồng sóc có rãnh sâu.
Động cơ điện KĐB hai lồng sóc.
Động cơ điện KĐB hai lồng sóc đặc biệt.
Động cơ điện KĐB rotor quấn dây.
 
Phân loại dựa theo chế độ vận hành của motor điện 3 pha:
 
Chế độ công tác liên tục (S1)
 
Chế độ công tác ngắn hạn (S2): 10min, 30min, 60min, 90min.
 
Chế độ công tác theo chu kỳ.
 
Phân loại theo hình thức phòng hộ của motor điện 3 pha:
 
Kiểu mở
Kiểu phòng hộ
Kiểu kín
Kiểu chống nước
Kiểu kín nước
Kiểu ngâm nước
Kiểu chống nổ
 
Phân loại theo ứng dụng của motor điện 3 pha:
 
Loại phổ thông
Loại ẩm nhiệt
Loại khô nhiệt
Loại dùng trên tàu biển
Loại dùng trong công nghiệp hóa học
Loại dùng trên cao
Loại dùng ngoài trời
 
3. Tại sao phải lựa chọn motor điện phù hợp?
 
Việc lựa chọn motor điện không phù hợp hoặc không nắm rõ các thông số kỹ thuật của motor điện sẽ dẫn đến những hậu quả đôi khi rất nặng nề như cháy nổ dây chuyền, cháy nhà hoặc không đạt được mục đích nhu cầu sử dụng, giảm tuổi thọ thiết bị gây tốn kém thậm chí nguy hiểm cho người và đơn vị sử dụng.
 
Việc quá tải motor điện còn có thể gây phá hủy dây nguồn và dán tiếp gây cháy nổ phá hủy các thiết bị liên quan khác như dây dẫn, ổ cắm, nguồn cấp. Vậy làm sao để có thể lựa chọn mô tơ điện phù hợp cho mục đích sử dụng.
 
4. Cách lựa chọn motor điện 3 pha phù hợp
 
Để lựa chọn được loại motor điện phù hợp, đầu tiên là xem mình mua motor điện dùng vào mục đích gì? Từ đó tìm hiểu chọn Motor có công suất phù hợp. Thông thường, với những loại motor điện mini thì công suất chắc chắn sẽ nhỏ hơn so với những loại motor điện có kích thước lớn.
 
Khi chọn motor điện căn cứ vào Lực kéo của Motor 3 pha với lực của cơ cấu cần kéo. Sẽ có 2 trường hợp để lựa chọn motor 3 pha phù hợp:
 
- Thứ nhất: chọn motor 3 pha kéo tải nặng chế độ làm việc lặp đi lặp lại nhiều lần (làm việc không liên tục) ta chọn động cơ có công suất cao hơn tải định mức 1 bật là tốt nhất.
 
- Thứ hai: Chọn motor 3 pha kéo tải nặng và làm việc liên tục ta chọn motor gần và lớn hơn công suất đặt của tải một chút.
 
- Thứ ba: Chọn Motor 3 pha kéo tải nhẹ trường hợp này thì dễ rồi, ta chọn Motor 3 pha bằng với công suất đặt của tải luôn.
 
Tùy theo yêu cầu đặt biệt Motor 3 pha có thể dùng thêm các bộ hỗ trợ tăng tốc và các hợp số để giảm nhẹ tải cho động cơ.