Biến tần có tăng nhanh giảm chậm được tốc độ động cơ 3 pha ?
Liệu sử dụng biến tần có tăng được tốc độ của motor 3 pha hay không ? Mời các bạn cùng tham khảo bài viết sau đây.
Tìm hiểu cơ bản về nguyên lý của biến tần
Về nguyên tắc cơ bản thì biến tần là thiết bị có khả năng chuyển đổi điện áp và tần số thích hợp để điều khiển tốc độ động cơ 3 pha trong dải tần số giới hạn của cả biến tần và motor. Lưu ý biến tần chỉ có thể sử dụng cho motor 3 pha, nếu dùng cho những thiết bị khác có thể gây cháy nổ cả thiết bị lẫn biến tần. Thường thì ngõ ra của một số dòng biến tần hiện nay có tần số lên tới cả 300hz( có loại chuyên dụng có thể lên tới 1000-1500Hz), chính vì vậy có thể tạo ra tốc độ rất cao cho motor.
Biến tần được sử dụng trong rất nhiều loại máy móc khác nhau như băng tải, máy nén khí, cầu trục, máy in ống đồng với mục đích chính là tạo ra tốc độ cần thiết cho tốc độ của động cơ 3 pha. Chính vì vậy mà biến tần ngày nay đang trở nên rất phổ biến trong công nghiệp hay một số loại máy móc dùng trong gia dụng và nông nghiệp.
Vậy biến tần có tăng tốc độ cho động cơ 3 pha ?
Như đã phân tích ở trên biến tần có khả năng tạo ra tần số rất cao tùy từng dòng. Tuy nhiên còn đối với động cơ 3 pha thì thường nhà sản xuất chỉ giới hạn tần số định mức của động cơ là 50 hoặc 60hz. Nếu muốn tăng tốc độ động cơ này thì các bạn chỉ nên tăng từ 20-30% so với tần số định mức. Ví dụ như tần số định mức mô tơ 3 pha của bạn là 60hz thì các bạn chỉ nên chạy đến tối đa 80hz. Bởi vì motor 3 pha không đồng bộ khi chạy vượt quá tần số định mức sẽ bị mất torque cũng như gây nóng cho ổ bi bạc đạn và rất dễ gây hư hỏng cho motor.
Trong thực tế đã có ví dụ về một nhà máy, vì muốn tăng năng suất đã đồng loạt mua biến tần về gắn cho động cơ tăng tần số lên từ 80hz-90hz để chạy. Năng suất nhà máy tăng lên từ 10-20% so với lúc chưa gắn biến tần, tuy nhiên sau 1-2 năm thì động cơ có gắn biến tần để tăng tốc dần dần bị hư hỏng rất nhiều. Khi so sánh giữa phần năng suất tăng thêm và chi phí cho việc gắn biến tần cũng như thay thế motor hỏng thì tính ra vẫn không có lợi nhiều. Chính vì vậy các bạn cần tính toán thật kỹ trước khi ra quyết định mua biến tần để tăng tốc độ cho động cơ 3 pha.
Với một số dòng động cơ có tốc độ cao như một số loại motor torque hay spindle thì tần số định mức rất cao từ 400hz cho đến 1000hz. Khi sử dụng những loại mô tơ này thì bạn hoàn toàn có thể tăng tốc động cơ bằng biến tần một cách thoải mái. Lưu ý khi sử dụng những loại động cơ có tần số cao các bạn cần phải cài đặt đúng thông số động cơ để đảm bảo momen và ampe của động cơ không bị quá tải.
Nếu động cơ của bạn có tần số định mức là 60Hz nếu bạn tăng tần số của biến tần lên tới 200 Hz thì có thể dẫn tới việc động cơ bị mất lực do từ trường trên lõi thép bị tổn hao quá nhiều dẫn tới máy móc của bạn không còn hoạt động một cách bình thường.
Còn muốn giảm tốc độ động cơ có dùng biến tần được không ?
Cũng có rất nhiều quý khách hàng gửi câu hỏi về cho abientan rằng nếu mua biến tần về để giảm tốc độ motor 3 pha có được hay không ? Câu trả lời là có nhưng các bạn phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Về bản chất của động cơ 3 pha không đồng bộ khi giảm tốc độ với biến tần thì thường kèm theo là lực của motor sẽ giảm hơn so với chạy ở tần số định mức 50/60 Hz. Nếu muốn giảm tốc độ motor mà tăng lực thì các bạn phải sử dụng hộp số cho động cơ thay vì lắp biến tần.
Khi giảm tần số biến tần về dưới 20Hz thì trong một số ứng dụng motor không tải vẫn quay nhưng khi có tải thì có thể xảy ra trường hợp động cơ sẽ không quay được dẫn tới biến tần bị báo lỗi quá tải hoặc quá dòng.
Khi giảm tốc độ của motor vào khoảng 30-40Hz thì có thể sẽ tạo ra tiếng ồn to hơn bình thường so với khi chạy ở tần số định mức.
Biến tần điều khiển cho động cơ chạy chậm hơn cũng đồng nghĩa quạt giải nhiệt của mô tơ sẽ chạy chậm hơn khiến cho nhiệt độ của động cơ tăng cao hơn so với mức bình thường.
Chính vì vậy mà khi lựa chọn biến tần để làm giảm tốc độ động cơ các bạn cần tính toán thật kỹ, trong một số trường hợp thì các bạn có thể tính tới chuyện làm nhỏ puly hoặc gắn thêm hộp số giảm tốc cho motor để đạt được tốc độ thấp hơn hiện tại.
Về nguyên tắc cơ bản thì biến tần là thiết bị có khả năng chuyển đổi điện áp và tần số thích hợp để điều khiển tốc độ động cơ 3 pha trong dải tần số giới hạn của cả biến tần và motor. Lưu ý biến tần chỉ có thể sử dụng cho motor 3 pha, nếu dùng cho những thiết bị khác có thể gây cháy nổ cả thiết bị lẫn biến tần. Thường thì ngõ ra của một số dòng biến tần hiện nay có tần số lên tới cả 300hz( có loại chuyên dụng có thể lên tới 1000-1500Hz), chính vì vậy có thể tạo ra tốc độ rất cao cho motor.
Biến tần được sử dụng trong rất nhiều loại máy móc khác nhau như băng tải, máy nén khí, cầu trục, máy in ống đồng với mục đích chính là tạo ra tốc độ cần thiết cho tốc độ của động cơ 3 pha. Chính vì vậy mà biến tần ngày nay đang trở nên rất phổ biến trong công nghiệp hay một số loại máy móc dùng trong gia dụng và nông nghiệp.
Vậy biến tần có tăng tốc độ cho động cơ 3 pha ?
Như đã phân tích ở trên biến tần có khả năng tạo ra tần số rất cao tùy từng dòng. Tuy nhiên còn đối với động cơ 3 pha thì thường nhà sản xuất chỉ giới hạn tần số định mức của động cơ là 50 hoặc 60hz. Nếu muốn tăng tốc độ động cơ này thì các bạn chỉ nên tăng từ 20-30% so với tần số định mức. Ví dụ như tần số định mức mô tơ 3 pha của bạn là 60hz thì các bạn chỉ nên chạy đến tối đa 80hz. Bởi vì motor 3 pha không đồng bộ khi chạy vượt quá tần số định mức sẽ bị mất torque cũng như gây nóng cho ổ bi bạc đạn và rất dễ gây hư hỏng cho motor.
Trong thực tế đã có ví dụ về một nhà máy, vì muốn tăng năng suất đã đồng loạt mua biến tần về gắn cho động cơ tăng tần số lên từ 80hz-90hz để chạy. Năng suất nhà máy tăng lên từ 10-20% so với lúc chưa gắn biến tần, tuy nhiên sau 1-2 năm thì động cơ có gắn biến tần để tăng tốc dần dần bị hư hỏng rất nhiều. Khi so sánh giữa phần năng suất tăng thêm và chi phí cho việc gắn biến tần cũng như thay thế motor hỏng thì tính ra vẫn không có lợi nhiều. Chính vì vậy các bạn cần tính toán thật kỹ trước khi ra quyết định mua biến tần để tăng tốc độ cho động cơ 3 pha.
Với một số dòng động cơ có tốc độ cao như một số loại motor torque hay spindle thì tần số định mức rất cao từ 400hz cho đến 1000hz. Khi sử dụng những loại mô tơ này thì bạn hoàn toàn có thể tăng tốc động cơ bằng biến tần một cách thoải mái. Lưu ý khi sử dụng những loại động cơ có tần số cao các bạn cần phải cài đặt đúng thông số động cơ để đảm bảo momen và ampe của động cơ không bị quá tải.
Nếu động cơ của bạn có tần số định mức là 60Hz nếu bạn tăng tần số của biến tần lên tới 200 Hz thì có thể dẫn tới việc động cơ bị mất lực do từ trường trên lõi thép bị tổn hao quá nhiều dẫn tới máy móc của bạn không còn hoạt động một cách bình thường.
Còn muốn giảm tốc độ động cơ có dùng biến tần được không ?
Cũng có rất nhiều quý khách hàng gửi câu hỏi về cho abientan rằng nếu mua biến tần về để giảm tốc độ motor 3 pha có được hay không ? Câu trả lời là có nhưng các bạn phải lưu ý một số vấn đề như sau:
Về bản chất của động cơ 3 pha không đồng bộ khi giảm tốc độ với biến tần thì thường kèm theo là lực của motor sẽ giảm hơn so với chạy ở tần số định mức 50/60 Hz. Nếu muốn giảm tốc độ motor mà tăng lực thì các bạn phải sử dụng hộp số cho động cơ thay vì lắp biến tần.
Khi giảm tần số biến tần về dưới 20Hz thì trong một số ứng dụng motor không tải vẫn quay nhưng khi có tải thì có thể xảy ra trường hợp động cơ sẽ không quay được dẫn tới biến tần bị báo lỗi quá tải hoặc quá dòng.
Khi giảm tốc độ của motor vào khoảng 30-40Hz thì có thể sẽ tạo ra tiếng ồn to hơn bình thường so với khi chạy ở tần số định mức.
Biến tần điều khiển cho động cơ chạy chậm hơn cũng đồng nghĩa quạt giải nhiệt của mô tơ sẽ chạy chậm hơn khiến cho nhiệt độ của động cơ tăng cao hơn so với mức bình thường.
Chính vì vậy mà khi lựa chọn biến tần để làm giảm tốc độ động cơ các bạn cần tính toán thật kỹ, trong một số trường hợp thì các bạn có thể tính tới chuyện làm nhỏ puly hoặc gắn thêm hộp số giảm tốc cho motor để đạt được tốc độ thấp hơn hiện tại.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Hộp số vuông góc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, Hộp giảm tốc, Motor giảm tốc, motor bước, hộp số vô cấp, Động cơ giảm tốc cốt âm, Motor giảm tốc đồng trục song song
Những tin mới hơn
- Những lỗi thường gặp nhất của motor điện (02/02/2021)
- Step Motor là gì? Tìm hiểu sơ lược về động cơ bước (03/02/2021)
- Công thức tính công suất motor 1 pha (04/02/2021)
- Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện (05/02/2021)
- So sánh điểm khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc (01/02/2021)
- Dùng biến tần điều khiển động cơ servo có được không ? (30/01/2021)
- So sánh động cơ servo và bước step nên dùng loại nào ? (27/01/2021)
- So sánh động cơ 3 pha thường và servo nên dùng loại nào ? (28/01/2021)
- Khi nào thì nên chọn sử dụng động cơ servo ? (29/01/2021)
- Nguyên nhân động cơ servo bị lỗi sai vị trí khoảng cách (26/01/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Tìm hiểu các cách khởi động động cơ không đồng bộ 3 pha (23/01/2021)
- Hiện tượng động cơ motor điện quay ngược chiều (22/01/2021)
- Hướng dẫn đấu dây và xác định đầu dây động cơ điện 3 pha (21/01/2021)
- Sự khác nhau giữa động cơ STEP và động cơ SERVO (20/01/2021)
- Động cơ giảm tốc là gì ? Có mấy loại motor giảm tốc (19/01/2021)
Join