Dùng biến tần điều khiển động cơ servo có được không ?
Hiện nay có rất nhiều bạn thắc mắc về vấn đề liệu sử dụng biến tần để điều khiển động cơ servo có được hay không ?
Tại sao phải dùng biến tần điều khiển động cơ servo ?
Hiện nay có rất nhiều loại máy móc sử dụng động cơ servo, công suất nhỏ thì từ 50-100w, công suất lớn có thể lên tới 22kw-30kw. Chính vì vậy mà khi driver của động cơ này hư hỏng thì luôn đặt ra những bài toán khó cho chủ xưởng sản xuất hoặc nhà máy. Thứ nhất là driver đang sử dụng đã quá lâu và hàng thay thế đã ngưng sản xuất, ngay cả hàng cũ cũng không có hàng sẵn, vì vậy muốn thay thế trong trường hợp này buộc phải thay thế nguyên bộ bao gồm motor và driver với giá thành rất cao. Nhu cầu sử dụng biến tần để điều khiển động cơ servo cũng một phần xuất phát từ đây.
Một nguyên nhân khác cũng làm phát sinh việc tìm hiểu về một số dòng biến tần điều khiển được động cơ servo đó chính là hàng bãi nghĩa trang nghĩa địa motor servo 3 pha về rất nhiều và bán với giá thành siêu rẻ chỉ khoảng vài trăm nghìn một cái. Chính vì vậy dân thợ cũng mong muốn chọn một loại biến tần điều khiển được động cơ này để tận dụng nguồn động cơ servo rất dồi dào từ những bãi phế liệu.
Biến tần thường có điều khiển được động cơ servo hay không ?
Cơ bản về sự khác biệt giữa động cơ 3 pha thường và động cơ servo đó chính là rotor của motor servo được chế tạo bằng nam châm vĩnh cữu, chính vì vậy để cho động cơ này chạy đòi hỏi phải có những thuật toán xử lý riêng biệt thì mới điều khiển được động cơ servo hoạt động êm ái, về cơ bản thì những loại biến tần thường không có khả năng điều khiển động cơ servo.
Bạn có thể dùng một biến tần thường gắn và 3 dây pha của motor servo, bạn nên thử nghiệm ở tần số thấp thì sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:
Động cơ servo chạy cà giật cà giật và rung, phát ra tiếng động lớn.
Tăng từ từ tần số lên thì động cơ servo bắt đầu nóng lên và có thể biến tần sẽ báo quá dòng.
Một số trường hợp nếu chạy được thì lực motor cũng rất yếu và gần như không thể mang tải.
Biến tần nào mới điều khiển được động cơ servo ?
Để có thể sử dụng biến tần để điều khiển cho động cơ servo thì các bạn cần phải chọn loại biến tần tích hợp khả năng điều khiển motor đồng bộ vòng hở. Bởi vì đa số động cơ servo đều tích hợp sẵn encoder tuy nhiên encoder này thuộc dạng truyền thông nên bạn có sử dụng biến tần chạy được motor đồng bộ vòng kín thì cũng không có khả năng đọc được encoder của motor servo hiện nay.
Nếu bạn có khả năng gia công cơ khí thì cũng có thể chọn phương án gắn thêm encoder vào động cơ rồi sau đó dùng biến tần có chế độ chạy cho động cơ đồng bộ vòng kín. So với chế độ vòng hở thì chạy ở chế độ vòng kín sẽ giúp cho động cơ servo chạy mượt hơn và không bị nóng do có sự phản hồi về tốc độ giúp cho các giải thuật điều khiển xử lý một cách tốt hơn.
Một số lưu ý khác trong việc chọn biến tần điều khiển động cơ servo:
Cần chú ý đến điện áp của motor servo để cài đặt cho đúng, có những loại motor chỉ có điện áp 100v hay 200v, vì vậy các bạn phải giới hạn trên biến tần. Bạn phải xem kỹ thông số trên nhãn của động cơ hoặc liên hệ với đơn vị chế tạo máy để có thông số chính xác của motor servo cần sử dụng biến tần để điều khiển.
Chọn công suất biến tần phải gần bằng công suất motor bởi vì trong quá trình cài đặt biến tần phải autuning thì mới điều khiển động cơ này được. Trước khi tiến hành autotuning cần phải nhập thông số động cơ để đảm bảo biến tần không bơm dòng quá cao khiến động cơ bị cháy.
Các bạn phải tìm hiểu kỹ quy trình cài đặt để biến tần chạy cho động cơ servo trong tài liệu của nhà sản xuất, chỉ cần thực hiện sai một bước trong quy trình cài đặt cũng có thể khiến cho biến tần bị lỗi khi chạy động cơ servo.
Hiện nay có rất nhiều loại máy móc sử dụng động cơ servo, công suất nhỏ thì từ 50-100w, công suất lớn có thể lên tới 22kw-30kw. Chính vì vậy mà khi driver của động cơ này hư hỏng thì luôn đặt ra những bài toán khó cho chủ xưởng sản xuất hoặc nhà máy. Thứ nhất là driver đang sử dụng đã quá lâu và hàng thay thế đã ngưng sản xuất, ngay cả hàng cũ cũng không có hàng sẵn, vì vậy muốn thay thế trong trường hợp này buộc phải thay thế nguyên bộ bao gồm motor và driver với giá thành rất cao. Nhu cầu sử dụng biến tần để điều khiển động cơ servo cũng một phần xuất phát từ đây.
Một nguyên nhân khác cũng làm phát sinh việc tìm hiểu về một số dòng biến tần điều khiển được động cơ servo đó chính là hàng bãi nghĩa trang nghĩa địa motor servo 3 pha về rất nhiều và bán với giá thành siêu rẻ chỉ khoảng vài trăm nghìn một cái. Chính vì vậy dân thợ cũng mong muốn chọn một loại biến tần điều khiển được động cơ này để tận dụng nguồn động cơ servo rất dồi dào từ những bãi phế liệu.
Biến tần thường có điều khiển được động cơ servo hay không ?
Cơ bản về sự khác biệt giữa động cơ 3 pha thường và động cơ servo đó chính là rotor của motor servo được chế tạo bằng nam châm vĩnh cữu, chính vì vậy để cho động cơ này chạy đòi hỏi phải có những thuật toán xử lý riêng biệt thì mới điều khiển được động cơ servo hoạt động êm ái, về cơ bản thì những loại biến tần thường không có khả năng điều khiển động cơ servo.
Bạn có thể dùng một biến tần thường gắn và 3 dây pha của motor servo, bạn nên thử nghiệm ở tần số thấp thì sẽ xảy ra một số vấn đề như sau:
Động cơ servo chạy cà giật cà giật và rung, phát ra tiếng động lớn.
Tăng từ từ tần số lên thì động cơ servo bắt đầu nóng lên và có thể biến tần sẽ báo quá dòng.
Một số trường hợp nếu chạy được thì lực motor cũng rất yếu và gần như không thể mang tải.
Biến tần nào mới điều khiển được động cơ servo ?
Để có thể sử dụng biến tần để điều khiển cho động cơ servo thì các bạn cần phải chọn loại biến tần tích hợp khả năng điều khiển motor đồng bộ vòng hở. Bởi vì đa số động cơ servo đều tích hợp sẵn encoder tuy nhiên encoder này thuộc dạng truyền thông nên bạn có sử dụng biến tần chạy được motor đồng bộ vòng kín thì cũng không có khả năng đọc được encoder của motor servo hiện nay.
Nếu bạn có khả năng gia công cơ khí thì cũng có thể chọn phương án gắn thêm encoder vào động cơ rồi sau đó dùng biến tần có chế độ chạy cho động cơ đồng bộ vòng kín. So với chế độ vòng hở thì chạy ở chế độ vòng kín sẽ giúp cho động cơ servo chạy mượt hơn và không bị nóng do có sự phản hồi về tốc độ giúp cho các giải thuật điều khiển xử lý một cách tốt hơn.
Một số lưu ý khác trong việc chọn biến tần điều khiển động cơ servo:
Cần chú ý đến điện áp của motor servo để cài đặt cho đúng, có những loại motor chỉ có điện áp 100v hay 200v, vì vậy các bạn phải giới hạn trên biến tần. Bạn phải xem kỹ thông số trên nhãn của động cơ hoặc liên hệ với đơn vị chế tạo máy để có thông số chính xác của motor servo cần sử dụng biến tần để điều khiển.
Chọn công suất biến tần phải gần bằng công suất motor bởi vì trong quá trình cài đặt biến tần phải autuning thì mới điều khiển động cơ này được. Trước khi tiến hành autotuning cần phải nhập thông số động cơ để đảm bảo biến tần không bơm dòng quá cao khiến động cơ bị cháy.
Các bạn phải tìm hiểu kỹ quy trình cài đặt để biến tần chạy cho động cơ servo trong tài liệu của nhà sản xuất, chỉ cần thực hiện sai một bước trong quy trình cài đặt cũng có thể khiến cho biến tần bị lỗi khi chạy động cơ servo.
Từ khóa: Động cơ giảm tốc, Hộp số giảm tốc, Hộp số vuông góc, Motor điện, Motor liền giảm tốc, Motor giảm tốc Cyclo, Motor điện 3 pha, Motor điện 1 pha, Động cơ liền hộp số, Động cơ liền giảm tốc, Motor AC, Motor DC, VS Motor, Hộp giảm tốc, Motor giảm tốc, motor bước, hộp số vô cấp, Động cơ giảm tốc cốt âm, Motor giảm tốc đồng trục song song
Những tin mới hơn
- Làm sao để xác định chất lượng motor giảm tốc ? (08/02/2021)
- Sự khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc, động cơ điện (09/02/2021)
- Những lưu ý khi vận hành motor giảm tốc, hộp giảm tốc (10/02/2021)
- Hướng dẫn cách đảo chiều động cơ điện 3 pha sang 1 pha (11/02/2021)
- Cách bảo trì, bảo dưỡng động cơ điện, motor điện (06/02/2021)
- Ảnh hưởng của biến tần đối với động cơ điện (05/02/2021)
- Những lỗi thường gặp nhất của motor điện (02/02/2021)
- Step Motor là gì? Tìm hiểu sơ lược về động cơ bước (03/02/2021)
- Công thức tính công suất motor 1 pha (04/02/2021)
- So sánh điểm khác biệt giữa động cơ giảm tốc và hộp giảm tốc (01/02/2021)
Những tin cũ hơn
- Motor giảm tốc là gì ? (07/03/2013)
- Những ứng dụng phổ biến của hộp số giảm tốc (06/03/2013)
- Hộp giảm tốc là gì – ứng dụng của hộp giảm tốc (05/03/2013)
- Nguyên lý hoạt động của motor giảm tốc bánh răng côn (05/03/2013)
- Phân biệt động cơ có hộp số và động cơ không hộp số (04/03/2013)
- Khi nào thì nên chọn sử dụng động cơ servo ? (29/01/2021)
- So sánh động cơ 3 pha thường và servo nên dùng loại nào ? (28/01/2021)
- So sánh động cơ servo và bước step nên dùng loại nào ? (27/01/2021)
- Nguyên nhân động cơ servo bị lỗi sai vị trí khoảng cách (26/01/2021)
- Biến tần có tăng nhanh giảm chậm được tốc độ động cơ 3 pha ? (25/01/2021)
Join